8XBET

8XBET

Catenaccio là gì? Tất tần tật về nghệ thuật phòng ngự Catenaccio

Nghệ thuật phòng ngự Catenaccio được coi là đặc sản của những người Italia. Nói đến bóng đá phòng ngự anh em hâm mộ bóng đá chúng ta sẽ nghĩ ngay đến những anh chàng hậu vệ Italia tài hoa và đầy kiệt xuất và Catenaccio chính là chứng nhân cho giai đoạn cực thịnh của bóng đá Serie A tại đấu trường quốc tế. Hãy cũng Mitom TV tìm hiểu Catenaccio là gì? và chi tiết về hệ thống chiến thuật nổi tiếng này.

Catenaccio là gì?

Catenaccio là gì? Catenaccio là một hệ thống chiến thuật trong bóng đá lấy phòng ngự làm chủ đạo. Trong tiếng Ý, catenaccio có nghĩa là “cái then cửa” hoặc “chốt cửa”, ngụ ý một hàng phòng ngự có tổ chức và hiệu quả ở tuyến sau, tập trung vào việc vô hiệu hóa các đợt tấn công của đối thủ và ngăn chặn các cơ hội ghi bàn.

Chiến thuật Catenaccio được cả thế giới biết đến như là một trong những chiến thuật phòng ngự kinh điển của người Ý, nó được cho là một chiến lược phòng thủ đầy tính sáng tạo và vô cùng chắc chắn. Nhưng người đã trình làng và đem Catenaccio nâng lên một tầm cao mới là huấn luận viên Helenio Herrera, lại là một người Argentina.

Trong những năm 60 của thế kỉ trước,  Inter Milan của Helenio Herrera đã giành vô số danh hiệu với lối chơi Catenaccio để giành chiến thắng với tỷ số tối thiểu, chẳng hạn như 1–0 hoặc 2–1 trước các đối thủ của họ.

Nguồn gốc lịch sử của Catenaccio

Catenaccio bị ảnh hưởng bởi hệ thống Verrou (hệ thống chốt cửa) do huấn luyện viên người Áo Karl Rappan phát minh. Rappan là huấn luyện viên của Thụy Sĩ trong những năm 1930 và 1940, Rappan đã sử dụng sơ đồ chiến thuật với một hậu vệ quét bọc lót cho hàng phòng ngự được gọi là verrouilleur, có khả năng phòng thủ rất tốt.

Hệ thống verrou của Rappan, được đề xuất vào năm 1932, khi ông còn là huấn luyện viên của Servette, đã được triển khai với hàng hậu vệ 4 người (ngoài hậu vệ quét) thực hiện lối chơi một kèm một với cầu thủ tấn công của đối phương, phía trên họ là một tiền vệ đóng vai trò “playmaker” kết hợp cùng hai cầu thủ chạy cánh để tạo nên bộ 3 trong hàng tiền vệ để tổ chức các đợt phản công.

catenaccio-la-gi
Vị trí “Verrou” tiền thân của Libero trong hệ thống của Rappan

Sơ đồ chiến thuật được biết đến gần nhất với chiến thuật Catenaccio là 1-3-3-3 hay cũng có một số các biến thể khác như 1–4–4–1 và 1–4–3–2.

Có thể nói rằng sơ đồ chiến thuật Catenaccio là một dạng low-pressing, những đội bóng áp dụng lối chơi này thường chủ động phòng ngự trên phần sân nhà đồng thời thực hiện phương án 1 kèm 1 nhằm gây áp lực lên khả năng triển khai tấn công của đội bạn.

Sự ra đời của cầu thủ Liberto – Cuộc cách mạng trong bóng đá phòng ngự

Hạt nhân và nhân tố quan trọng nhất của Catenaccio là vai trò của một libero, còn được gọi là “sweeper” – hậu vệ quét, người được xếp sau hàng hậu vệ và được bố trí ngay trước thủ môn.

Phiên bản Inter vào những năm 1960 dưới sự dẫn dắt của Herrera sử dụng 4 cầu thủ phòng ngự có nhiệm vụ theo sát, thực hiện một kèm một với cầu thủ tấn công của đối phương trong khi đó Libero là cầu thủ duy nhất trong hàng thủ không thực hiện một kèm một mà anh ta sẽ cùng với một đồng đội khác tạo ra thế 2 đấu 1 nhằm tạo ra lợi thế về mặt quân số và dễ dàng giành lại bóng.

catenaccio-la-gi
Libero là cuộc cách mạng của Catenaccio

Các danh thủ phòng ngự nổi tiếng của Italia

Thành tựu lớn nhất của chiến thuật Catenacio là gì cũng chính là việc chắp cánh cho sự xuất hiện sau này của các huyền thoại phòng ngự người Italia, những n gười với kĩ năng phòng ngự siêu việt và cực kì chắc chắn. Có thể kể đến Tarcisio Burgnich trong những năm 1960, Claudio Gentile và Gaetano Scirea trong những năm 1970, Giuseppe Bergomi, Pietro Vierchowod và Franco Baresi trong những năm 1980.

Đặc biệt, bộ tứ phòng ngự nổi tiếng của AC Milan gồm Franco Baresi, Paolo Maldini, Alessandro Costacurta và Mauro Tassotti – những người giúp Milan nâng cao danh hiệu cúp C1 89-90 và  2 nhà vô địch World Cup 2006 Fabio Cannavaro và Alessandro Nesta là những cá nhân phòng ngự kiệt xuất, được nhiều anh em hâm mộ bóng đá tại Việt Nam biết đến.

catenaccio-la-gi
Bộ tứ huyền thoại phòng ngự kiệt xuất của Milan những năm 1990

Những đội bóng thành công nhất khi sử dụng chiến thuật Catenaccio

Catenaccio thường được cho là phổ biến trong bóng đá Ý, tuy nhiên, nó thực sự không được sử dụng thường xuyên bởi các CLB tại Serie A. Ngay cả 2 huấn luận viên Cesare Maldini và Giovanni Trapattoni đã sử dụng Catenaccio ở cấp độ ĐTQG Ý, và cả hai đều không đạt được thành công như mong đợi.

Italia dưới thời Maldini đã thua trên chấm phạt đền tại tứ kết FIFA World Cup 1998, trong khi với Trapattoni đội tuyển Ý đã phải dừng bước từ sớm ở 2 giải đấu FIFA World Cup 2002 và UEFA Euro 2004.

Tuy nhiên, Catenaccio cũng đã có những câu chuyện thành công của riêng nó.

Bản thân Trapattoni đã sử dụng thành công chiến thuật Catenaccio khi giúp Benfica vô địch giải quốc gia Bồ Đào Nhavào năm 2005.

Huấn luyện viên người Đức Otto Rehhagel cũng đã sử dụng một cách tiếp cận trận đấu với chủ trương phòng ngự tương tự Catenaccio cho đội tuyển bóng đá quốc gia Hy Lạp của ông tại UEFA Euro 2004, để rồi tạo nên một trong những câu chuyện cổ tích đáng nhớ nhất trong lịch sử bóng đá thế giới. Nơi giọt nước mắt của chàng trai 19 tuổi khi ấy Ronaldo đã rơi cùng hàng triệu người hâm mộ Bồ Đào Nha trong nỗi buồn vô hạn ngay tại quê nhà Lisbon.

catenaccio-la-gi
Hy Lạp và câu chuyện thần tiên tại Euro 2004

HLV Dino Zoff cũng thành công khi vận hành chiến thuật Catenaccio cho đội tuyển Ý tại Euro 2000. Chỉ tiếc rằng năm ấy thần may mắn không ở bên người Italia khi họ để cho đội tuyển Pháp gỡ hòa ngay phút 90 của trận chung kết. Và bàn thắng vàng của David Trezeguet đã giúp người Pháp đăng quang ngôi vô địch.

Anh em đã cùng Mitom TV tìm hiểu Catenaccio là gì? Tiếp theo chúng ta sẽ nói về Helenio Herrera, vị huấn luyện viên gắn liền với trường phái Catenaccio.

Helenio Herrera người nâng tầm nghệ thuật phòng ngự Catenaccio

Hiếm có khi nào, tên tuổi của một huấn luận viên lại gắn bó mật thiết với một chiến thuật bóng đá đến như vậy. Khi nhắc đến nghệ thuật phòng ngự Catenaccio, cái tên đầu tiên mà giới mộ điệu làng túc cầu nghĩ đến chính là Helenio Herrera.

Herrera, biệt danh ‘The Wizard’ hay Phù thủy, cũng có thể khẳng định mình là một trong những huấn luận viên vĩ đại nhất của bóng đá thế giới. Trong những năm 60 của thế kỉ trước dưới sự dẫn dắt của  phù thủy Helenio Herrera, Inter Milan khi đó đạt được những thành công vang dội. Và đội hình siêu sao năm đó cho đến ngày nay vẫn được cả thế giới ca ngợi với biệt danh La Grande Inter – Inter vĩ đại.

catenaccio-la-gi
Helenio Herrera – Phù thủy Argentina cùng Inter bất tử với Catenaccio những năm 1960

Herrera sinh ra ở Buenos Aires vào năm 1910 với cha mẹ là người Tây Ban Nha.Herrera đã dành tám năm ở Milan để xây dựng một đội hình được cả làng túc cầu khi đó phải kính trọng.

Đội bóng của Herrera đã giành được ba chức vô địch Serie A, hai cúp châu Âu và hai cúp Liên lục địa. Trong kỉ nguyên thành công đó, dưới trướng Herrera là những ngôi sao cực kì đẳng cấp và nổi tiếng trên thế giới lúc bấy giờ Sandro Mazzola, Giacinto Facchetti và Luis Suarez.

Với chiến thuật Catenaccio, đội trưởng khi đó của Inter là Armando Picchi được chỉ định làm hậu vệ quét trước hàng hậu vệ 4 người để tạo ra một bức tường phòng thủ đáng sợ, rất khó khoan phá.

Tuy nhiên, khả năng chuyền bóng của Picchi cũng vô cùng ấn tượng, cùng với những pha bứt tốc từ các hậu vệ cánh Facchetti và Tarcisio Burgnich, đã giúp Inter tấn công đối thủ bằng những pha phản công thần tốc. Mùa giải 65-66 Inter Milan là nỗi khiếp sợ của cả châu Âu khi họ giành cú ăn 3 vĩ đại với chức vô địch Serie A, Coppa Italia và European Cup (UEFA Champions league ngày nay).

Thời kỳ hoàng kim của Inter kết thúc dưới triều đại Helenio Herrera với trận thua trong trận chung kết Cúp C1 châu Âu năm 1967 trước Những chú sư tử Lisbon của Celtic, một thất bại mà Mazzola sau đó tuyên bố là “sự kết thúc của một kỷ nguyên.”

Herrera qua đời ở Venice năm 1997 ở tuổi 87. Trong những năm sau đó, ông được xem là người tiên phong của trường phái Catenaccio là gì và những người khác coi ông là kẻ thù của bóng đá tấn công đẹp mắt. 

Hồi kết của Catenaccio

Như một quy luật tất yếu của cuộc sống, thứ gì đạt đến đỉnh cao rồi cũng sẽ đến lúc lụi tàn, và Catenaccio cũng không thể thoát khỏi vòng quy luật nghiệt ngã này. Chính thứ bóng đá tổng lực của người Hà Lan đã đặt dấu chấm hết cho thời kì đỉnh cao của Catenaccio khi Ajax đã đánh bại Inter 2-0 trong trận chung kết C1 năm 1972.

Chiến thuật phòng ngự Catenaccio đã không còn được sử dụng rộng rãi trong bóng đá hiện đại ngày nay. Có nhiều nguyên nhân cho vấn đề này nhưng 2 lý do chính có thể kể đến là sự lỗi thời chiến thuật phòng ngự một kèm một và cầu thủ Libero.

Các đội bóng lớn hiện nay đều ưa chuộng và sử dụng chiến thuật phòng ngự theo khu vực, vai trò của các cầu thủ trên sân có thể hoán đổi liên tục, không cố định tại một vị trí. Hơn nữa, vị trí hậu vệ quét hoặc libero hầu như đã biến mất khỏi bóng đá hiện đại kể từ những năm 1980 vì các đội ưa thích triển khai lối chơi với một hàng tiền vệ đông người để áp đặt trận đấu thay vì phải cắt ra 1 suất cho cầu thủ libero.

Lời kết

Qua bài viết này, anh em có thể hiểu hơn về Catenaccio là gì? Dù không còn được áp dụng rộng rãi trong thời buổi hiện đại, dù vẫn có nhiều người cho rằng đây là lối chơi phản bóng đá, nhưng với những người hâm mộ Catenaccio luôn là đặc sản phòng ngự để đời của người Italia. Nhớ lưu lại softwarestudies.com để theo dõi kiến thức bóng đá thú vị nhất.

Bình luận
X

8XBET

X

8XBET

X

8XBET

BONGDAINFO